Hiển thị các bài đăng có nhãn thu-thuat. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thu-thuat. Hiển thị tất cả bài đăng

26/07/2022

6 thói quen có thể khiến Windows bị lỗi !

 Bạn đã bao giờ xóa một tệp hệ thống, chỉnh sửa cài đặt Windows hoặc tắt một số quy trình khiến Windows hoạt động bất thường chưa? Nếu có, thì bạn đang khiến PC của mình bị hỏng đấy. Có rất nhiều cài đặt và quy trình Windows cần thiết để hệ điều hành hoạt động trơn tru. Việc vô hiệu hóa chúng có thể khiến hệ điều hành của bạn hoạt động sai hoặc thậm chí là cài lại Windows.


1. Sửa đổi Registry Editor



Đôi khi, chúng ta cần sửa đổi các khóa Windows Registry để vô hiệu hóa một vài cài đặt cụ thể, giúp phần mềm chạy trơn tru hơn hoặc khắc phục sự cố. Khi tất cả các cách truyền thống không giải quyết được sự cố, việc tinh chỉnh Registry Editor thường sẽ khắc phục được sự cố đó.

Mặc dù nó có thể giúp giải quyết các vấn đề nghiêm trọng, nhưng nó là một trong những nơi bạn nên tránh bằng mọi giá trừ khi thực sự cần thiết.

Một chỉnh sửa Registry có thể làm chậm hiệu suất máy tính của bạn, rò rỉ bảo mật, làm hỏng driver, hạn chế quyền truy cập vào các tính năng được sử dụng thường xuyên hoặc thậm chí cài đặt lại hệ điều hành.

Microsoft đưa ra cảnh báo nghiêm trọng cho người dùng về việc sửa đổi Registry Editor, vì vậy bạn có thể thấy được mức độ nghiêm trọng của nó. Bất cứ khi nào bạn có cách khắc phục sự cố ngoài việc thay đổi Registry, thì hãy sử dụng cách đó và né càng xa Registry càng tốt.

2. Tắt tự động cập nhật của Windows



Các bản cập nhật Windows là rất cần thiết để sử dụng các tính năng mới do Microsoft giới thiệu, tăng tốc hiệu suất hoạt động của hệ điều hành bằng cách loại bỏ các lỗi hệ thống và làm cho hệ điều hành trở nên an toàn hơn để không có phần mềm độc hại nguy hiểm nào có thể xâm nhập vào hệ thống của bạn.

Việc tắt tự động cập nhật của Windows sẽ dẫn đến các sự cố khác. Bạn sẽ bắt đầu nhận thấy các vấn đề về độ ổn định, hiệu suất giảm, phần mềm diệt vi-rút thường xuyên thông báo về các cuộc tấn công của phần mềm độc hại,…

Do đó, khi cảm thấy mệt mỏi với các bản cập nhật Windows và nghĩ đến việc tắt chúng hoàn toàn, thì bạn nên suy nghĩ lại quyết định của mình. Ngay cả khi bạn không muốn Windows tự động cập nhật, bạn có thể tạm thời tạm tắt nó. Sau đó, cập nhật hệ điều hành sau một hoặc hai tuần và tạm dừng lại. Bạn cần đảm bảo không tắt nó trong nhiều tháng.

3. Vô hiệu hóa Tường lửa của Microsoft Defender



Tường lửa của Microsoft Defender giúp hệ thống dễ dàng chặn truy cập trái phép thông qua Windows. Chương trình phát hiện phần mềm độc hại sẽ bị chặn trước khi nó xâm nhập vào máy tính của bạn và ngay lập tức chặn các tệp bị nhiễm hoặc cảnh báo trước cho bạn.

Tường lửa của Microsoft Defender luôn được bật và hoạt động như một lớp bảo vệ liên tục chống lại mọi cuộc tấn công để giữ an toàn cho máy tính và dữ liệu của bạn. Nếu bạn tắt nó đi, bạn sẽ mở cổng chính và để virus xâm nhập.

Việc này sẽ khiến dữ liệu của bạn gặp rủi ro và ảnh hưởng đến bảo mật và quyền riêng tư của bạn. Do đó, hãy bật tường lửa bằng mọi giá. Ngay cả khi bạn muốn tắt tường lửa vì lý do nào đó, thì hãy đảm bảo rằng bạn có một giải pháp thay thế để đảm nhận trách nhiệm của nó.

4. Chạy lệnh từ các nguồn không đáng tin cậy trong Command Prompt



Trình thông dịch dòng lệnh của Windows, Command Prompt, cho phép người dùng thành thạo Windows thực hiện các tác vụ cụ thể với sự trợ giúp của các lệnh. Bạn có thể chạy các lần quét khác nhau trong ứng dụng Command Prompt, so sánh các tệp, điều chỉnh cài đặt nguồn để tối ưu hóa mức tiêu thụ điện năng của thiết bị và hơn thế nữa.
Trong hầu hết các trường hợp, để thực thi các lệnh, bạn phải cấp cho ứng dụng Command Prompt quyền administrator. Do đó, các quy trình bạn chạy trong ứng dụng sẽ có quyền truy cập vào tất cả các tệp Windows. Vì vậy, chạy lệnh từ các nguồn không đáng tin cậy mà không biết chúng làm gì chắc chắn có thể khiến bạn gặp rắc rối.
Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết rằng có những lệnh có thể xóa sạch ổ cứng, xóa tài khoản người dùng, đặt lại máy tính và thậm chí vô hiệu hóa vĩnh viễn internet trên thiết bị của bạn. Ngoài ra, bạn không thể hoàn tác tất cả các thay đổi bạn đã thực hiện thông qua Command Prompt.
Vì vậy, lần tới khi bạn chạy một lệnh trong Command Prompt, hãy kiểm tra kỹ xem lệnh đó thực hiện những gì. Ngoài ra, hãy tránh xa các lệnh không rõ ràng đến từ các nguồn không đáng tin cậy.

5. Vô hiệu hóa các quy trình hệ điều hành cần thiết và xóa các tệp Windows



Bạn không bao giờ được xóa hoặc vô hiệu hóa các tệp và quy trình quan trọng của Windows. Xóa hoặc vô hiệu hóa chúng có thể dẫn đến hệ điều hành của bạn bị hỏng hoàn toàn, và bạn phải cài đặt lại hệ điều hành. Do đó, hãy suy nghĩ kỹ trước khi thực hiện.

Mặc dù thông thường người ta khuyên không nên xóa bất kỳ tệp nào trên ổ đĩa đã cài đặt Windows, nhưng hãy nhớ tìm hiểu kỹ nếu bạn có ý định làm như vậy.

Bạn cũng nên cẩn thận trước khi tắt các quy trình trong Windows Task Manager. Đừng bao giờ vô hiệu hóa các quá trình mà bạn không biết, thậm chí để giải phóng một số tài nguyên CPU, bộ nhớ hoặc mạng.

6. Cài đặt chương trình từ các nguồn không đáng tin cậy



Phần mềm và ứng dụng được cài đặt từ các nguồn không đáng tin cậy sẽ mang vi-rút vào máy tính của bạn. Mặc dù Microsoft Defender Firewall chặn được hầu hết chúng khi bạn cố gắng cài đặt phần mềm độc hại, nhưng đôi khi chúng vẫn vượt qua lớp phòng ngự này.

Do đó, hãy luôn tải tệp từ các trang web đáng tin cậy và xác nhận rằng tệp an toàn để tải xuống trước khi nhấp vào nút tải xuống. Ngoài ra, nếu tường lửa hoặc chương trình chống vi-rút cảnh báo bạn về mối đe dọa tiềm ẩn, thì đừng giữ lại chúng trên máy tính của bạn.

* Cách khắc phục 6 lỗi thường gặp như trên:

Mặc dù bạn đã cố gắng hết sức để tránh làm bất cứ điều gì trong danh sách trên, nhưng vẫn luôn có khả năng các sự cố xảy ra vào một ngày nào đó. Do đó, bạn có thể mất tất cả dữ liệu của mình hoặc phải cài đặt lại hệ điều hành.

Nếu muốn tránh trường hợp như vậy, tốt nhất bạn nên tạo điểm khôi phục để máy tính của mình trở lại trạng thái trước đó.

Ngoài ra, bạn nên thường xuyên sao lưu các tệp Windows để ngay cả khi bạn làm hỏng Windows và sau đó xóa tất cả các điểm khôi phục, thì bạn vẫn sẽ có quyền truy cập vào các tệp của mình.

Nguồn: Sưu tầm.

05/07/2022

Hướng dẫn cài đặt tiếng Việt cho Telegram trên PC và điện thoại

Telegram là gì?

Telegram là ứng dụng nhắn tin, gọi điện video, chia sẻ file đa nền tảng và miễn phí. Telegram có rất nhiều máy chủ trên toàn thế giới để đảm bảo hoạt động ổn định, nhanh chóng với trung tâm dữ liệu được đặt tại Dubai. Telegram có mặt trên các hệ điều hành phổ biến nhất hiện nay như Android, iOS, Windows, macOS và Linux.

Các cuộc gọi và tin nhắn trên Telegram đều được mã hóa đầu cuối (Dữ liệu sẽ được mã hóa tại điện thoại của người gửi, chuyển đến điện thoại người nhận sau đó giải mã) đem đến sự bảo mật tuyệt đối cho người sử dụng. Với mã nguồn mở (người dùng có quyền sửa đổi, nâng cấp theo một số quy định chung), rất nhiều lập trình viên tham gia vào việc xây dưng Telegram, từ đó tạo nên những tính năng mới mẻ và hữu ích.

Người dùng có thể gửi tin nhắn văn bản và tin nhắn thoại, hình dán động, thực hiện cuộc gọi thoại và video cũng như chia sẻ không giới hạn số lượng hình ảnh, tài liệu (2GB mỗi tệp), vị trí của người dùng, danh bạ và âm nhạc hoàn toàn MIỄN PHÍ.

Vào tháng 1 năm 2021, Telegram có hơn 500 triệu người dùng hoạt động thường xuyên. Telegram cũng là ứng dụng được tải xuống nhiều nhất trên toàn thế giới vào tháng 1 năm 2021.

Telegram đang bắt đầu phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên có nhiều người sau khi cài ứng dụng này vào thì lại cảm thấy “xanh lá” vì ứng dụng không hỗ trợ tiếng Việt. Đừng lo, mẹo trong bài giúp bạn cài tiếng Việt cho Telegram rất nhanh.

Do thủ thuật cài tiếng Việt cho Telegram này sử dụng một tiện ích trên Telegram nên bạn có thể dùng cho cả máy tính và điện thoại. Mình đã thử cài trên Telegram máy iPhone và nó hoạt động hoàn hảo.

Vì sao cần cài tiếng Việt cho Telegram?

  • Giúp bạn nắm được thao tác của ứng dụng hơn.
  • Nếu bạn cài máy cho người lớn tuổi để trao đổi, chắc bạn cài giao diện tiếng Việt sẽ giúp mọi người tiếp cận, sử dụng ứng dụng Telegram dễ dàng hơn.

Cách cài tiếng Việt cho Telegram

Bước 1: Bạn hãy nhấn vào liên kết cài tiếng Việt cho Telegram này trên PC và điện thoại hay máy tính bảng. ( Nghĩa là bạn muốn cài Tiếng Việt cho thiết bị nào thì phải dùng thiết bị đó và truy cập vào liên kết NÀY )

Hoặc dùng trình quét QR-Code để quét hình bên dưới để truy cập nhanh liên kết



Bước 2: Chọn CHANGE.


Bước 3: Lúc này, giao diện của ứng dụng đã chuyển qua tiếng Việt.


Để đổi lại thành tiếng Anh, bạn bấm vào mục Language rồi chuyển lại thành ngôn ngữ khác.


Trên máy tính bạn cũng có thể thao tác tương tự.

Tải về Telegram cho Windows : https://desktop.telegram.org/

Nghĩa là máy tính phải cài Telegram Desktop trước khi nhấn vào liên kết trên.


Chương trình mở Telegram Desktop và hiện CHANGE như thao tác trên điện thoại


Nội dung trên đã hướng dẫn bạn chi tiết cách cài tiếng Việt cho Telegram trên điện thoại, máy tính nhanh và đơn giản. Nếu bạn thấy hữu ích thì hãy chia sẻ với bạn bè mình nhé!

Chúc các bạn thành công !



Nguồn: Sưu tầm

16/06/2022

Hướng dẫn tải video từ Facebook Reels

1. Facebook Reels là gì?


Các bạn cứ hiểu đơn giản, Reels là tính năng giúp người dùng tạo video ngắn giống TikTok. Thông qua dịch vụ tạo video dạng ngắn mới, người dùng có thể tạo các Reels trên cả Facebook và Instagram. Đối với những video được tạo trên Instagram, người dùng cũng có tùy chọn để chia sẻ chúng với nguồn cấp dữ liệu của Facebook.




2. Cách tải video từ Facebook Reels
1Sao chép và dán link video
Từ Facebook, sao chép liên kết của video mà bạn muốn tải xuống, sau đó dán vào ô nhập liệu vào SnapSave






2Chọn chất lượng video

Chọn chất lượng video mà bạn muốn tải xuống





3Download video

Chờ máy chủ của chúng tôi xử lý và tải xuống thiết bị của bạn.






        Vậy là Tân Uyên Computer đã hướng dẫn cách tải video từ Facebook Reels để các bạn có thể lưu lại nhũng video hay, hấp dẫn, ...




Nguồn: Sưu Tầm



23/06/2021

Hướng dẫn trích xuất Chữ trong Hình ảnh không cần Gõ lại

        Việc lấy văn bản có trong tấm hình là nổi ám ảnh đối với bạn? Nhưng không sao, giờ đây có rất nhiều công cụ giúp bạn trích xuất chữ trong hình ảnh vào file Word. Bạn không cần phải nhìn vào tấm hình và gõ ra từng chữ nửa. Có công cụ giúp lấy chữ từ hình ảnh được gọi chung là OCR.

        


        Nhận dạng ký tự quang học hay còn gọi là OCR, là quá trình chuyển đổi văn bản được đánh máy hoặc viết tay từ các phương tiện như tài liệu đã được scan hoặc hình ảnh thành ký tự chữ cái.

        Mặc dù một số công cụ OCR có thể quét chữ từ ảnh bị sai sót, tùy thuộc vào độ rõ của văn bản trong hình ảnh. Sử dụng OCR để trích xuất văn bản từ hình ảnh có thể giúp bạn tiết kiệm hàng giờ ngồi gõ lại từng chữ.

        Ví dụ, giáo viên gửi cho bạn một tấm ảnh là tài liệu của môn học, bạn muốn chuyển nó thành chữ để dễ đọc, chỉnh sửa và in ra. Bạn cần công cụ OCR để chuyển văn bản trong ảnh thành chữ.

        Trong bài viết này, chúng ta hãy khám phá ba trong số các công cụ OCR  tốt nhất để trích xuất văn bản từ hình ảnh. Bạn không cần phải cài đặt trên máy tính vì nó sẽ chuyển Online ngay trên Website.

        Bình thường mình hay dùng Google Drive để lấy chữ trong ảnh, nhưng nó lại không có tính năng nâng cao, nên mình thường chọn 1 trong 3 công cụ bên dưới:

         Các công cụ xuất chữ trong hình ảnh phổ biến

         1. OnlineOCR: https://www.onlineocr.net/

      


        OnlineOCR là một trong những cách đơn giản và nhanh nhất để chuyển đổi hình ảnh hoặc file PDF thành nhiều định dạng văn bản khác nhau.

        Không cần tạo tài khoản, OnlineOCR.net sẽ cho phép bạn chuyển đổi tối đa 15 hình ảnh thành chữ trong mỗi giờ. Nếu đăng ký tài khoản cung cấp cho bạn quyền truy cập vào các tính năng như chuyển đổi tài liệu PDF nhiều trang và các tính năng tốt hơn.

        OnlineOCR.net hỗ trợ chuyển đổi từ các định dạng PDF, JPG, BMP, TIFF và GIF, xuất ra dưới dạng DOCX (Word), XLSX (Excel) hoặc TXT (Text).

        OnlineOCR.net có thể nhận dạng văn bản bằng tiếng Anh, tiếng Afrikaans, tiếng Albania, tiếng Basque, tiếng Brazil, tiếng Bungary, tiếng Catalan, tiếng Trung, tiếng Croatia, tiếng Séc, tiếng Đan Mạch, tiếng Hà Lan, tiếng Esperanto, tiếng Estonia, tiếng Phần Lan, tiếng Pháp, tiếng Galicia, tiếng Đức, tiếng Hy Lạp, tiếng Hungary, tiếng Iceland, tiếng Indonesia, tiếng Ý, Tiếng Nhật, tiếng Hàn, tiếng Latinh, tiếng Latvia, tiếng Litva, tiếng Macedonian, tiếng Malay, tiếng Moldavia, tiếng Na Uy, tiếng Ba Lan, tiếng Bồ Đào Nha, tiếng Romania, tiếng Nga, tiếng Serbia, tiếng Slovak, tiếng Slovenia, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Thụy Điển, tiếng Tagalog, tiếng Thổ Nhĩ Kỳ và tiếng Ukraina.

        Quá trình chuyển đổi chỉ có ba bước đơn giản. Bạn tải lên một file hình ảnh hoặc pdf cần trích xuất chữ, tối đa 15 MB, chọn ngôn ngữ và định dạng đầu ra của bạn và nhấp vào nút Convert.

        Sau khi lấy được chữ trong ảnh, bạn sẽ thấy được kết quả trích xuất chữ ở khung bên dưới. Nếu thấy OnlineOCR trích xuất đúng, bạn có thể tải file về và sử dụng.




        Nhược điểm: chưa hổ trợ Tiếng Việt.

        2. NewOCR – Lấy chữ trong hình ảnh có hỗ trợ tiếng Việt :   https://www.newocr.com/

        NewOCR hiện chỉ cung cấp tính năng lấy chữ từ các file hình ảnh có hỗ trợ tiếng Việt, nhưng nó hỗ trợ một vài tính năng thú vị khác mà nhiều trang OCR trực tuyến không có.

        Để bắt đầu sử dụng NewOCR, chỉ cần nhấp vào nút Choose File, chọn hình ảnh bạn muốn lấy chữ, sau đó nhấp vào nút Preview. Thao tác này sau đó sẽ hiển thị bản xem trước hình ảnh của bạn và đưa ra một số tùy chọn bổ sung.


        

        Không giống như hầu hết các công cụchuyển đổi hình ảnh thành văn bản khác, NewOCR cho phép bạn đặt nhiều ngôn ngữ nhận dạng. Điều này có thể khá hữu ích nếu bạn không chắc chắn về ngôn ngữ văn bản trong hình ảnh được viết bằng ngôn ngữ nào.

        Nếu hình ảnh của bạn bị lệch sang một bên, bạn cũng có thể tự động xoay hình ảnh đó. Khi bạn đã áp dụng các tùy chọn cần thiết, bạn có thể nhấp vào nút OCR  để trích xuất văn bản của hình ảnh.



        Từ đây, bạn có thể tải xuống văn bản đã trích xuất chữ ở định dạng TXT, DOC hoặc PDF hoặc gửi thẳng đến Google Dịch hoặc Google Tài liệu để chỉnh sửa thêm.

           3. OCR.space: https://ocr.space/

        Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, OCR.space ứng dụng nhiều chức năng nhất dùng để chuyển hình ảnh thành văn bản. Trang này có tới 2 công cụ để quét ảnh và giúp bạn so sánh đầu ra xem chữ được lấy ra từ hình của công cụ nào tốt hơn.

        


         Sử dụng đơn giản bằng cách chọn tệp để chọn file ảnh có chữ cần xuất  thành văn bản, chọn Star OCR để chuyển đổi.

        OCR.space là một trong những công cụ OCR tốt nhất hỗ trợ định dạng tệp WEBP. Ngoài ra, PNG, JPG và PDF cũng được hỗ trợ. Ngoài ra, bạn không phải tải tệp lên – bạn có nhập link hình ảnh, website tự lấy về và chuyển thành văn bản cho bạn.

        Các tính năng thích hợp khác bao gồm tự động xoay, quét viền, tự động phóng to (nếu ảnh nhỏ)… OCR.space là một trong những công cụ OCR duy nhất hỗ trợ xuất kết quả dưới dạng PDF và bạn thậm chí có thể chọn giữa một trong hai công cụ OCR khác nhau để trích xuất tốt nhất có thể.

        Với ba công cụ xuất chữ trong hình ảnh ở trên, việc trích xuất văn bản từ bất kỳ hình ảnh nào rõ ràng và dễ đọc sẽ giúp bạn tiết kiệm khá nhiều thời gian. Ngay cả khi bạn là người đánh máy nhanh nhưng đảm bảo sẽ không nhanh bằng công cụ OCR này.

        Sưu tầm.

#suachuamaytinh #tanuyencomputer #suachuamaytinhtaibinhduong



10/06/2021

Hướng dẫn cài WARP+ (1.1.1.1) trên máy tính để truy cập mạng tốc độ cao



             Hôm nay, mình xin hướng dẫn mọi người thủ thuật tăng tốc độ mạng khi vào internet, Facebook, Youtube,... bằng CloudFlare. Việc cài đặt thì cũng dễ thực hiện, giúp mọi người không còn phải lo lắng về chuyện đứt cáp nữa.


       * Cách cài APKCombo trên Windows, MacOS
       Bước 1. Bạn vào trang APKCombo VPN theo link dưới, chọn và tải về phiên bản phù hợp với máy tính của mình: Win-32bit, Win-64bit và MacOS. 
          APKCombo.com/vpn
       Bước 2. Tải về xong, bạn khởi chạy tập tin APKCombo VPN lên. Chọn Active CloudFlare WARP+ VPN.



     Tiếp tục, bạn chọn Activate.




Chờ đến khi mục Status hiển thị tích xanh Active.




Bước 3. Chọn Check VPN, trên trang web, ở dưới ảnh đầu tiên sẽ có dòng trạng thái màu xanh là bạn đã thành công: Your WARP status: PLUS.






             Chỉ với vài bước đơn giản là bạn đã có thể truy cập mạng với tốc độ nhanh hơn rồi. Cảm nhận của bạn như thế nào về tốc độ mạng hiện tại, hãy bình luận bên dưới nhé. Nhớ ấn Like và Chia sẻ ủng hộ mình.
Nguồn: J2Team